Tester là gì
Là gì menylyyy  

Tester là gì? Vai trò của Tester như thế nào?

Hiện nay Tester không phải là một nghề mới mẻ nhưng không phải ai cũng biết chính xác Tester là gì, có vai trò, nhiệm vụ như thế nào và cơ hội tuyển dụng nghề này ra sao? Qua bài biết sau đây lillipaasikivi.com sẽ giải đáp những thắc mắc về ngành nghề này nhé.

I. Tìm hiểu Tester nghĩa là gì?

Tester
Tester là những người kiểm tra lỗi, chất lượng phần mềm

Nhân viên Tester là gì? Họ là những người kiểm tra chất lượng phần mềm, phát hiện ra các lỗi hay bất kỳ các sai sót nào trước khi triển hay và hoàn thiện phần mềm. Tùy vào từng lĩnh vực, trường hợp mà Tester có thể thực hiện công việc bằng thủ công hay các phần mềm.

Hay đơn giản, nhân viên Tester chính là những người chịu trách nhiệm ở bước cuối cùng trước khi giao kết quả cho khách hàng. Hiện nay ở Việt Nam, Tester là một nghề đang được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn.

II. Nhiệm vụ và vai trò của một Tester

Qua thông tin giải đáp Tester là gì, có thể thấy đây là một trong những ngành nghề thu hút nguồn nhân lực nhất hiện nay. Vậy Tester có vai trò, nhiệm vụ như thế nào?

1. Nhiệm vụ cơ bản của một Tester

  • Tìm kiếm các lỗi có trên hệ thống phần mềm
  • Trực tiếp thẩm định và xác minh hệ thống phần mềm này có đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, nghiệp vụ hay không.
  • Hoàn thiện các sản phẩm đáp ứng tối đa những yêu cầu mà khách hàng đã đặt ra cả về mặt số lượng cũng như chất lượng sản phẩm.

2. Vai trò của Tester

Trong quá trình thử nghiệm sản phẩm, Tester sẽ đánh giá và ghi lại những lỗi được phát hiện
  • Tester là những người nắm chắc các kiến thức tổng quát cũng như các công cụ và kỹ thuật, cùng với đó là những kiến thức kinh nghiệm phát triển các phần mềm.
  • Ở giai đoạn lập kế hoạch, các Tester thường có nhiệm vụ xem xét, đóng góp vào kế hoạch kiểm tra cũng như phân tích, đánh giá các yêu cầu và thông số kỹ thuật.
  • Tester là người tham gia hoặc chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc xác định những điều kiện thử nghiệm hay tạo ra các thiết kế thử nghiệm.
  • Họ thường là những người giữ vai trò thiết lập môi trường thử nghiệm, hỗ trợ quản trị hệ thống, nhân viên quản lý mạng làm việc.
  • Trong quá trình thử nghiệm triển khai và vận hành, Tester được yêu cầu note lại quá tình kiểm tra, đánh giá và ghi lại những lỗi được tìm thấy. Họ giám sát thử nghiệm, môi trường thử nghiệm và sử dụng các công cụ cho công việc thu nhập các số liệu về hiệu suất.

III. Các kỹ năng cần có ở một Tester

Để trở thành một Tester bạn cần phải có những yếu tố sau:

  • Những kiến thức cơ bản về tin học văn phòng, máy tính, các phần mềm sử dụng internet.
  • Kỹ năng phân tích và học hỏi: Một Tester giỏi phải có kỹ năng phân tích để có thể chia nhỏ hệ thống phần mềm phức tạp thành các đơn vị nhỏ. Họ cũng là người biết sẵn sàng chuyển đổi, học hỏi nhanh để có thể xử lý kịp thời các phát sinh trong quá trình chạy phần mềm. Chính vì thế mà các Tester sẽ thường xuyên tự phân tích, hỏi hỏi thông qua đồng nghiệp và các hội nhóm
  • Các kiến thức về HTML, CSS, SOL,..
  • Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm: Để trở thành một Tester giỏi bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể xử lý được các mâu thuẫn trong công việc. Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn chuyển tiếp các thông tin và cung cấp báo báo về khâu kiểm tra, nếu không có kỹ năng giao tiếp bạn sẽ rất khó truyền đạt lại cho người khác hiểu ý mình. Ngoài ra, làm việc nhóm cũng là cách giúp các Tester dễ dàng kết nối với nhau, nhất là Developer.
  • Hiểu được các định nghĩa, thủ thuật, quá trình phát triển, test phần mềm của Testing; Ngoài ra, bạn cần có những kiến thức riêng về vai trò của một Tester mà bạn sẽ đảm nhiệm.
  • Bên cạnh đó, bạn phải rèn luyện cho mình một khả năng tư duy nhạy bén, tính cẩn thận tỉ mỉ, nắm bắt được những xu thế trên thị trường và đặc biệt là khả năng tiếng Anh thật tốt.
  • Để trở thành một Tester không khó, chỉ cần bạn đủ nỗ lực trau dồi kiến thức và các kỹ năng cần thiết của Tester.

IV. Các loại Tester phổ biến hiện nay

Để hiễu rõ Tester là gì, cũng như cơ hội nghề nghiệp như thế nào, chúng ta cùng điểm qua những vị trí Tester phổ biến hiện nay dưới đây.

1. Manual testing

Tester là ngành nghề được nhiều sinh viên công nghệ thông tin chọn lựa

Theo IT Navi, Manual testing là lựa chọn của rất nhiều bạn sinh viên học công nghệ thông tin sắp ra trường, vì nếu lựa chọn Manual testing thì bạn cũng không cần biết quá nhiều và chuyên sâu những kiến thức về lập trình.

Trong quá trình làm việc sẽ ít đụng tới code. Tuy nhiên bạn cần phải có một tư duy logic tốt và nắm bắt vững các định nghĩa, kỹ thuật hỗ trợ test để có thể tùm ra những lỗi sai một cách nhanh nhất có thể.

2. Automation testing

Công việc này có hơi khác so với kiểu Manual testing vì bạn cần phải tự dùng chính những dòng code mình tạo ra để kiểm định phần mềm, dò tìm những lỗi bug của nó và cần phải hiểu rõ các tools, frameworks nào hỗ trợ tốt nhất cho công việc. Ngoài ra còn phải nắm rõ nhiều ngôn ngữ lập trình như Java, AutoiT, C#, C++,… để có thể dễ dàng testing nhiều dự án và các phần mềm khác nhau.

Công việc nào cũng có độ khó nhất định, đòi hỏi người làm phải tự mày mò, tìm hiểu để nâng cao kiến thức. Chính vì thế, để trở thành một Tester thực thụ, bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản.

V. Nghề Tester hiện nay có dễ tuyển dụng?

Tùy vào kinh nghiệm mà mức lương của Tester có thể lên đến 20 triệu/tháng

Tester hiện đang dần trở thành một nghề “hot” tại Việt Nam, được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và nhiều bạn trẻ quan tâm.

Tester là một nghề ổn định, nếu bạn kiên trì theo đuổi thì bạn sẽ thường xuyên được cập nhật những công nghệ mới, được tiếp xúc với nhiều dự án khác nhau. Ngoài ra, bạn còn học hỏi được nhiều thứ. Nghề Tester ở nhiều công ty cũng có nhiều cơ hội thăng tiến rõ ràng, với những người có kinh nghiệm sẽ càng được quan tâm và chú trọng hơn.

Ngoài là một nghề “hot”, Tester còn là nghề có mức lương cao. Với những bạn mới ra trường chưa có kinh nghiệm, mức thu nhập có thể rơi vào 5-6 triệu đồng/tháng. Đối với những người đã có kinh nghiệm hơn thì mức lương sẽ từ 12-15 triệu đồng/tháng. Còn với những ai đã có kinh nghiệm kèm theo giỏi ngoại ngữ thì mức lương có thể lên tới 20 triệu đồng/tháng.

 Tại Việt Nam, cơ hội làm việc của Tester hiện rất cao, vì thế đã có nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học nghề này. Nếu bạn thực sự đam mê với ngành nghề này thì còn chần chờ gì mà không theo đuổi.

Theo nghiên cứu, nhu cầu tuyển dụng nghề Tester ở các công ty công nghệ ngày càng lớn. Hy vọng với những thông tin bên trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Tester là gì để có thể xác định theo đuổi ngành này. Chúc bạn thành công.

Leave A Comment