Gạo lứt là gì
Là gì menylyyy  

Gạo lứt là gì? Giá trị dinh dưỡng như thế nào?

Hiện nay gạo lứt được nhiều người cho vào thực đơn mỗi bữa ăn, thế nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu được gạo lứt là gì, thành phần cũng như công dụng của gạo lứt có tốt so với gạo trắng hay không? Và gạo lứt có bao nhiêu loại, sử dụng như nào cho đúng cách? Hôm nay, lillipaasikivi.com sẽ cung cấp những thông tin về gạo lứt tới các bạn, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

I. Gạo lứt là loại gạo gì?

Gạo lứt là gì
Gạo lứt là gạo vẫn còn lớp vỏ cám

Gạo lứt là gì? Gạo lứt hay còn gọi là gạo lật, gạo rằn, đây là loại gạo có rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng. Gạo lứt khi xay chỉ loại bỏ phần vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám, gạo lứt thường có màu đậm.

Gạo lứt và gạo trắng thông thường khác nhau trong quá trình xay xát. Nếu tăng mức độ xay xát gạo thì gạo lứt cũng sẽ trở thành gạo trắng. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu có trong gạo lứt bao gồm: Tinh  bột, chất béo, chất đạm, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6, axit antothenic (vitamin B5), folic (vitamin M), phytic, para aminobenzoic (PABA) và các nguyên tố vi lượng như Magie, Canxi, Selen,…

II. Gạo lứt có bao nhiêu loại?

Gạo lứt đen có hàm lượng chất xơ cao

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạo lứt khác nhau, nhưng chúng được chia thành 4 loại chính là gạo lứt nếp, lứt đỏ, lứt tẻ và lứt đen.

  • Gạo lứt nếp: Đây là loại gạo bao gồm các loại như nếp than, nếp Thái Bình, nếp hương, nếp ngỗng, đặc biệt là nếp nguyên cám
  • Gạo lứt đỏ: Loại gạo lứt này được vun trồng sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu. Trong quá trình xay xát, loại gạo này sẽ được cho vào túi ép hút chân không. Gạo lứt đỏ rất phù hợp với những người ăn chay hay ăn kiêng vì gạo lứt đỏ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng,
  • Gạo lứt tẻ: Loại gạo này được lấy từ phần lúa gạo trắng thông thường, chính xác hơn là lúa của gạo trắng được xay loại bỏ phần vỏ trấu.
  • Gạo lứt đen: Gạo lứt đen chứa hàm lượng đường thấp nhưng lại có nhiều chất xơ và các hợp chất thực vật rất tốt cho cơ thể và còn có khả năng chống các bệnh về tim và ung thư.

Dù có nhiều loại gạo lứt nhưng chúng ta có thể phân biết chúng thông qua màu sắc như trắng, vàng, đỏ, đen,… Nếu tính theo phương pháp này bạn có thể hiểu rằng những dưỡng chất sẽ được sắp xếp theo tính âm dương và thứ tự màu tím sẽ được xem có tính âm cao nhất, màu đen thì có tính dương cao nhất. Nhờ sự phân loại này mà chúng ta có thể lựa chọn được loại gạo lứt phù hợp với cơ địa của mình.

III. Những công dụng của gạo lứt đối với sức khỏe

Các thành phần có trong gạo lứt cung cấp dinh dưỡng cao nên loại gạo này rất tốt cho sức khỏe. Vậy tác dụng của gạo lứt là gì?

  • Rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường: Theo một nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì gạo lứt có lớp màng mang đến công dụng kiểm soát được chỉ số Glucose trong máu, giúp cải thiện sự tổng hợp Insulin của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Ngoài ra các nhóm dinh dưỡng vitamin nhóm B, Crom, chất xơ, chất chống oxy hóa, Protein,… đều có vai trò tích cực trong quá trình chuyển hóa lượng Glucose.
  • Bảo vệ tế bào: Lớp cùi gạo lứt có đến 120 chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ những tế bào thoát ra khỏi các gốc tự do bên ngoài xây nhập vào cơ thể.
  • Giảm cân: Gạo lứt cung cấp rất nhiều dinh dưỡng vào cơ thể, gây ra cảm giác no và hạn chế sự thèm ăn. Không những thế, gạo lứt còn giúp cơ thể thực hiện điều hòa Glucose để giải độc và chuyển hóa chất béo nhằm tăng cường trao đổi các chất trong cơ thể.
  • Giải độc cơ thể: Trong gạo lứt có chứa Axit Alpha Lipoic giúp tinh lọc gan giúp cơ thể đào thải những chất hóa học và những loại nấm độc nhanh hơn
Gạo lứt hỗ trợ giảm cân hiệu quả
  • Cải thiện chức năng gan: Gạo lứt có công dụng hỗ trợ quá trình thải độc ở gan, đồng thời còn hỗ trợ điều trị xơ gan, tái tạo các tế bào gan một cách hiệu quả. Những thành phần như Phospholipid , Vitamin nhóm B và Inositol giúp cho gan giảm những gánh nặng và thực hiện tăng cường những chức năng cần thiết của gan.
  • Giảm loãng xương và sỏi thận: Trong gạo lứt có chứa hàm lượng Canxi cao, giúp cơ thể giảm được những nguy cơ tạo sỏi và hỗ trợ phát triển xương chắc khỏe hơn.
  • Giảm nguy cơ mắc ung thư: Do có chứa các thành phần Polyphenol và tocotrienol có khả năng làm kìm hãm và gây ức chế các tế bào ung thư.
  • Giảm Cholesterol: Với các chất dinh dưỡng như chất xơ, Axit Omega-3, carotenoid,.. có chứa trong gạo lứt đã góp phần làm giảm đi lượng  Cholesterol và triglyceride có trong cơ thể để làm giảm đi khả năng đột quỵ, tai biến.
  • Tốt cho mắt và tăng cường trí óc: Ăn gạo lứt thường xuyên sẽ giúp bạn giải thiện được thị lực, đồng thời còn làm giảm quá trình chuyển hóa hoàng điểm và đục thủy tinh thể. Trong gạo lứt chó chứa Omega mang đến công dụng cải thiện thị lực cho mắt. Gạo lứt còn có thể làm giảm cơn đau đầu, giúp cơ thể hồi phục nhanh, làm tan đi những mệt mỏi và giúp tập trung cao độ trong công việc hơn.

IV. Cách phân biệt gạo lứt và gạo lứt huyết rồng

Không nên dùng gạo lứt thường xuyên

Thực tế, nhiều người gặp nhiều khó khăn trong việc phân biệt gạo lứt huyết rồng với gạo lứt là gì? Theo đó, gạo lứt huyết rồng là loại gạo có hạt nhỏ, màu đỏ khi bị vỡ ra bên trong. Khi nấu chín gạo sẽ rất thơm và béo do có chứa nhiều đạm, sắt, canxi, vitamin, kali,…

Tương tự với gạo lứt, gạo lứt huyết rồng cũng là thực phẩm tốt để bồi bổ cho cơ thế, vậy nên bạn hãy lưu ý những vấn đề sau khi bảo quản loại gạo này.

  • Do gạo lứt rất dễ bị mốc vì thế bạn chỉ nên mua theo gói nhỏ hoặc vừa đủ.
  • Sau khi mở gạo ra để sử dụng bạn nên cho gạo lứt vào trong lọ thủy tinh hoặc hộp nhựa đậy nắp thật chặt và để ở nơi thoáng mát.
  • Nên mua gạo lứt đã được đóng gói và xay cát.
  • Một vài lưu ý khi sử dụng gạo lứt
  • Vì gạo lứt ăn rất cứng nên bản cần phải nấu thật kỹ, khi ăn cũng nên nhai kỹ ra nước rồi mới nuốt. Nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu.
  • Gạo lứt chỉ đem lại những công dụng tốt cho cơ thể với điều kiện sạch và không chứng chất bảo quản, hóa học.
  • Nên sử dụng 2-3 lần/tuần, vì nếu bạn dùng quá thường xuyên sẽ không đem lại lợi ích mà còn phản lại những tác dụng
  • Hãy nên nhớ, gạo lứt chỉ là thực phẩm hỗ trợ phòng và chữa bệnh chứ không hoàn toàn có tác dụng là chữa bệnh.
  • Người cao tuổi, người có thể trạng yếu, phụ nữ mang thai không nên ăn gạo lứt thường xuyên.

Hy vọng với những thông tin bên trên sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc gạo lứt là gì. Đồng thời cũng cung cấp cho bạn thêm những thông tin xoay quanh loại gạo này. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để đón đọc nhiều bài viết hấp dẫn, bổ ích khác về sức khỏe nhé.

Leave A Comment